Tham dự Chương trình có sự hiện diện của ThS. Lâm Thị Ánh Quyên – Phó trưởng khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á. Về phía Hội đồng khoa học gồm các giáo sư, tiến sĩ và các nhà khoa học có uy tín và nhiều kinh nghiệm như GS.TS. Bùi Thế Cường (Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện KHXH vùng Nam Bộ); PGS.TS. Trần Hữu Quang, TS. Nguyễn Xuân Nghĩa (giảng viên Khoa XHH – CTXH – ĐNA), ThS. Lê Văn Thành (Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu và phát triển). Ngoài ra, hội thảo còn vinh dự đón tiếp cấc thầy cô đến từ các trường Đại học như TS. Đặng Hoàng Lan (giảng viên Khoa Nhân học, trường ĐH KHXH&NV), TS. Nguyễn Bảo Thành (giảng viên khoa Xây dựng, trường ĐH Mở TP.HCM) và các thầy cô là giảng viên và sinh viên khoa XHH – CTXH – ĐNA.
Hội thảo được diễn ra trong không khí sôi nổi với sự thảo luận xoay quanh các vần đề về tiểu văn hóa đô thị và sự hội nhập tại Việt Nam. Có nhiều định nghĩa khác nhau về Tiểu văn hóa, nhưng theo một cách dễ hiểu Tiểu văn hóa là một nhóm người trong một văn hóa có sự phân biệt tự thân với nền văn hóa mẹ mà nó thuộc về, thường lưu giữ những nguyên tắc khởi điểm của nó. Định nghĩa chính xác thì có nhiều thay đổi, định nghĩa tiểu văn hóa là “một nhóm văn hóa trong một văn hóa lớn hơn, thường có những niềm tin hoặc mối quan tâm khác biệt với nền văn hóa lớn hơn”. Tiểu văn hóa mang giá trị vật chất và tinh thần do một nhóm người sáng tạo và tích lũy qua quá trình lao động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Buổi hội thảo chính là cơ hội, là cầu nối giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu hơn về các Tiểu văn hóa đô thị đang có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta hiện nay và đây cũng là dịp để các bạn sinh viên có cơ hội học hỏi, tiếp xúc và cọ xát với thực tế qua các phần trình bày bổ ích từ các nhà khoa học hàng đầu trong nước. Cáchọc giả cùng nhau chia sẻ, trao đổi về các vùng chủ để Tiểu văn hóa liên quan đến các nhóm tôn giáo và dân tộc vớicác chủ đề nổi bật như: Cộng đồng giáo xứ của người công giáo TP.HCM; Sinh hoạt tôn giáo của người Chăm. TạiTP.HCM; Hội nhập và giao lưu văn hóa của người Hoa ở Sài Gòn. Ngoài ra, các chủ đề Tiểu văn hoá liên quan đến nhóm người nhập cư và nhóm nam song tính cũng góp phần điểm sắc cho hội thảo như: Tiểu văn hóa người Quảng khu vực Bảy Hiền. TP.HCM; và Kiến tạo bản dạng ở nam song tính ở TP.HCM: về sự tái tạo “giới” từ cấu trúc văn hóa định chuẩn…
Kết thúc hội thảo để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng những các nhà nghiên cứu, các giảng viên đến từ các trường Đại học và hơn hết tạo một môi trường học thuật lành mạnh giúp cho các bạn sinh viên có thêm nhiều cơ hội mở mang kiến thức ngoài sách vở và tiếp thêm động lực trong học tập.
TIN TỨC SỰ KIỆN – XÃ – CÔNG – ĐÔNG
Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á đã tổ chức chuyên đề “Thiền và đời sống” do diễn giả Thích Quảng Tiến – Chủ nhiệm mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp
Vừa qua, ngành Xã hội học của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành và đạt kiểm định chất lượng đào tạo theo Tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET)
Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á đã có buổi gặp mặt Giám đốc Tổ chức Taiwan Fund For Children and Families (TFCF) để trao đổi các nội dung đã ký kết hợp tác trước đó và kế hoạch tổ chức hoạt động trong năm.
Nhằm hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và mở rộng cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực…