* Thái Trọng Nghĩa – Sinh viên ngành Đông Nam Á học
** Giải nhì đề tài Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường
Hát Bội tại thành phố Hồ Chí Minh là một loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống đặc trưng lâu đời nhất tại mảnh đất Nam Bộ trước khi có các bộ môn nghệ thuật khác ra đời sau này. Tuy nhiên, hiện nay hát Bội đang gặp những khó khăn trong quá trình phát triển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ thuật nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tư liệu. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu được nguồn gốc, quá trình hình thành và thực trạng phát triển của hát bội tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, chúng ta có thể nhìn nhận tầm quan trọng của hát bội đối với đời sống văn hóa của người dân thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời, nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát bội tại thành phố hiện nay.
Tại Gia Định, hát Bội được hình thành khá sớm, gần như theo sát tiến trình mở rộng bờ cõi về phía Nam (Đàng Trong) của chúa Nguyễn và phát triển đỉnh cao vào thời tả quân Lê Văn Duyệt khi ông giữ chức Tổng trấn thành Gia Định, hát Bội hòa vào cuộc sống dân gian, khắp làng xã vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh và phát triển mạnh mẽ đến những năm nửa đầu thế kỉ XX. Ở Nam Bộ, trước kia nghệ thuật hát bội đã là một phần trong sinh hoạt văn hóa của mọi tầng lớp người dân nơi đây. Mỗi dịp lễ của làng, cúng kỳ yên, cúng đình, miễu…thì đều có các đoàn hát bội trình diễn với quan niệm múa hát cho các thần xem và mong cầu cho “phong điều vũ thuận”, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, cuộc sống dân chúng được ấm no. Trải qua bao thăng trầm từ khi hình thành ở Gia Định, hiện nay hát bội không còn phát triển mạnh như trước nữa, khán giả thưa dần, nghệ sĩ cũng thưa dần. Trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống cũng dần bị lãng quên. Giới trẻ biết đến hát bội rất ít, người trẻ bị cuốn hút bởi nhiều hình thức giải trí khác từ trong và ngoài nước.
Hiện nay rất ít tài liệu nghiên cứu về thực trạng của nghệ thuật hát bội tại TP. Hồ Chí Minh. Nhằm tái hiện bức tranh của nghệ thuật hát bội tại thành phố, chúng tôi nhận thấy việc tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng của nghệ thuật hát bội là cần thiết. Thông qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn trong quá trình phát triển và tầm quan trọng của hát bội đối với đời sống văn hóa của người dân thành phố đặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ thực trạng chúng tôi đưa ra những giải pháp hữu ích dựa vào tình hình thực tế nhằm giữ gìn và phát triển bộ môn nghệ thuật này, một di sản văn hóa của thành phố mang đặc trưng tiêu biểu của Nam Bộ. Với mong muốn hát bội được giới trẻ biết đến ngày càng nhiều, đóng góp chung cho ngành văn hóa của thành phố, góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Sáng ngày 12/4, Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á đã có chuyến thăm và chúc mừng Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP.HCM nhân dịp năm mới, Lễ hội Songkran của Thái Lan
[CLB VĂN HÓA] – Khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu, thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…”
Sáng ngày 20/06/2020, Đoàn khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề “Thơ tình Việt Nam giai đoạn 1954 -1975” với sự góp mặt của báo cáo viên TS. Tào Văn Ân và sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên.
Ngày 12/7 vừa qua, trong Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2021 – 2022, Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á đã tổ chức tập huấn chuyên đề “Tìm ý tưởng đề tài và lập đề cương nghiên cứu khoa học cho sinh viên” Năm học 2022 – 2023.