Trong buổi báo cáo chuyên đề, TS. Tào Văn Ân đã giới thiệu đến các bạn sinh viên những nét nổi bật của thơ Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, và đặc biệt là thơ tình Việt Nam.
Lồng ghép trong buổi báo cáo là các bài thơ của các nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn này như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm, Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương….
Một số bài thơ tiêu biểu được nêu trong buổi báo cáo như Biển – Xuân Diệu, Mùa xuân 1961 – Tố Hữu, Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn, Sóng – Xuân Quỳnh, Tự hát – Xuân Quỳnh….
Trong buổi báo cáo chuyên đề, các bạn sinh viên còn được nghe các bài hát được phổ nhạc từ các bài thơ tình trong giai đoạn này như Áo lụa Hà Đông, Ngày xưa Hoàng Thị…
Theo báo Tuổi trẻ: Những giai điệu ngọt ngào của bài Áo lụa Hà Đông của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (thơ Nguyên Sa) ra đời cách đây đã gần bốn mươi năm. Vậy mà mỗi khi thoáng thấy bóng dáng chiếc áo lụa trên đường phố Sài Gòn, nhiều người lại nghĩ ngay đến những ca từ thiết tha của bài hát ấy: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông..
Một số hình ảnh của buổi báo cáo.
[OPEN BOOK CLUB] – Câu lạc bộ Sách (Open Book), trực thuộc Đoàn khoa Xã hội học- Công tác xã hội- Đông Nam Á, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và hiện Câu lạc bộ có 45 thành viên trực thuộc. Trong thời gian vừa qua Câu lạc độ đã tích cực phát huy văn hóa đọc trong bối cảnh giãn cách xã hội do đợt dịch Covid-19 thứ 4 đang diễn ra phức tạp.
Bạn đang thắc mắc về Nghiên cứu khoa học phải bắt đầu từ đâu hay cách xây dựng một đề tài Nghiên cứu khoa học như thế nào ? Đừng lo lắng, vì Hội thảo sẽ giải đáp cho các bạn “tất tần tật” luôn nhé.
Ngày 12/7 vừa qua, trong Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2021 – 2022, Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á đã tổ chức tập huấn chuyên đề “Tìm ý tưởng đề tài và lập đề cương nghiên cứu khoa học cho sinh viên” Năm học 2022 – 2023.
Ngày 12 và 13/8/2024, Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á phối hợp với các bên…