1. Bối cảnh chung
Theo Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ Việt Nam (62,9%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế, hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong đời. Cứ 10 phụ nữ thì có hơn một người (11,4 %) đã từng gặp phải một hoặc nhiều loại hình quấy rối hoặc lạm dụng tình dục. Trong khi bạo lực giới vẫn đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, thì những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID – 19 đã và đang khiến cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực giới gia tăng hơn. Theo báo cáo của đường dây hotline của CSAGA, quý 1 năm 2020 trong giai đoạn giãn cách xã hội cho thấy, số ca tư vấn cho phụ nữ bị bạo lực từ chồng tăng gấp đôi so với quý 4 năm 2019. Theo báo cáo của Ngôi nhà Bình yên, số phụ nữ tiếp cận các dịch vụ nhà tạm lánh trong giai đoạn giãn cách xã hội cũng tăng gấp đôi so với năm 2019.
Các báo cáo trên cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực từ chồng/bạn tình là cao, nhưng số lượng người bị bạo lực tìm kiếm và nhận được sự hỗ trợ từ người chứng kiến, cũng như các cơ quan chức năng còn rất hạn chế. Theo các báo cáo cho thấy, 90,4% phụ nữ bị bạo lực từ chồng/bạn tình đã không tìm kiếm sự hỗ trợ; Còn theo báo cáo School Tour 2019 của CSAGA tại 10 trường đại học và dạy nghề tại các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh và Bắc Ninh, 900 trong số 1.200 sinh viên tham gia thảo luận cho biết họ đã trải qua ít nhất một hình thức Quấy rối/Bạo lực tình dục nhưng đã sợ hãi không dám nói ra để nói ra do sợ bị trả thù, kỳ thị hay bị đổ lỗi ngược.
Trong bối cảnh đó, nhằm huy động sự tham gia, quan tâm của thanh niên, người dân tại cộng đồng đối với vấn đề ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Cuộc thi được sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ UNFPA và DFAT.
2. Mục tiêu của cuộc thi
Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực bởi chồng/bạn tình trong những tình huống cụ thể và giúp họ an toàn khi bạo lực đang diễn ra.
Giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ sẵn có dành cho phụ nữ bị bạo lực bởi chồng/bạn tình, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19.
3. Hình thức của sản phẩm dự thi
Tác phẩm dự thi được thể hiện dưới 2 hình thức:
– Video clip/phim ngắn không quá 1 phút. (Video clip có thể làm dưới các hình thức mở, như: dàn dựng đóng phim, vẽ hoạt hình, stop motion…)
– Tranh minh họa (Tranh minh hoạ có thể chấp nhận các hình thức đa dạng từ vẽ tay, vẽ máy, cắt dán “collage”. Nếu vẽ tay thì phải chụp scan với chất lượng đảm bảo để gửi cho ban tổ chức. Tỉ lệ, kích thước và số lượng tranh theo bộ tham gia thí sinh cũng được tự do quyết định.
Mỗi cá nhân/nhóm có thể chọn 1, 2 hoặc 3 tình huống dự thi. Một cá nhân/nhóm có thể dự thi nhiều tác phẩm, nhưng một tác phẩm dự thi chỉ giải quyết một tình huống mà Ban tổ chức đưa ra.
4. Cách thức dự thi
Bước 1: Người tham dự lựa chọn 1 hoặc nhiều tình huống mà Ban tổ chức đưa ra, tự xây dựng video clip/phim ngắn hoặc minh họa giải pháp để giải quyết tình huống đã chọn và gửi về cho Ban tổ chức theo địa chỉ email: cuocthitruyenthong@csaga.org.vn
Khi gửi tác phẩm đến địa chỉ email, cần ghi rõ ở phần tiêu đề: Tên cuộc thi – Tên người/nhóm dự thi – Tình huống lựa chọn – Số điện thoại người tham gia.
Nội dung các tình huống gồm:
● TH_1 – Một phụ nữ bị bạo lực thể chất từ chồng/bạn tình;
● TH_2 – Một phụ nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
● TH_3 – Một phụ nữ bị bạo lực tinh thần hoặc kinh tế từ chồng;
Link các tình huống của ban tổ chức xem tại đây
Bước 2: Ban tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của video/ tranh minh họa. Một ngày sau khi nhận được sản phẩm dự thi, ban tổ chức sẽ kiểm tra, loại bỏ các tác phẩm không hợp lệ với quy định của Kêu gọi này và sẽ thông báo bằng email cho người dự thi;
Tác phẩm không hợp lệ là các tác phẩm có yếu tố bất bình đẳng giới, định kiến giới, có các phát ngôn, hành động coi thường phụ nữ, đổ lỗi cho nạn nhân.
Bước 3: Tranh giải Bình chọn từ cộng đồng mạng. Nếu tác phẩm dự thi phù hợp với tiêu chí cuộc thi, Ban tổ chức sẽ đăng tải trên Event của cuộc thi và thông báo cho thí sinh bằng email. Sau khi nhận được thông báo, thí sinh sẽ share tác phẩm dự thi của mình từ Event của cuộc thi về Facebook của mình, để chế độ Công khai, kèm hashtag cuộc thi và kêu gọi bình chọn theo đúng thể lệ để tranh giải Bình chọn từ cộng đồng mạng. (Với mong muốn lan tỏa cuộc thi và giúp đỡ được nhiều người phụ nữ bị bạo lực, việc share tác phẩm dự thi về Facebook cá nhân là bắt buộc).
Lưu ý khi kêu gọi bình chọn từ cộng đồng mạng:
● Khi share video clip/ tranh minh họa từ Event của CSAGA sang Facebook cá nhân cần để chế độ công khai, đăng kèm thông điệp do người dùng tự chọn cùng nội dung bắt buộc: ● Gắn hashtag #Ding-dong, #Bạn không đơn độc khi bị bạo lực, #Tôn trọng, ngừng bạo lực với phụ nữ, #UNFPA, CSAGA, #Bạo lực không phải cách vượt qua Covid. ● Kêu gọi like, share, comment hợp lệ từ các tài khoản Facebook khác.
● Bạo lực không phải cách vượt qua Covid
Bước 4: Chấm giải. Hội đồng Chuyên môn sẽ chấm các tác phẩm dự thi theo tiêu chí tại phần số 8 tại thể lệ thi này để chọn ra 1 giải nhất, 1 giải nhì; 2 giải ba; 5 giải khuyến khích để trao giải.
4. Đối tượng dự thi
Công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên.
5. Thời gian diễn ra cuộc thi
Phát động cuộc thi: 10/03/2021
Thời gian nhận bài dự thi: Từ 13h30 ngày 10/03/2021 đến 23h59 ngày 31/03/2021
Thời gian chấm thi: 01/04/2021 – 04/04/2021
Lễ trao giải: Tuần 02 tháng 04/2021 (Tùy thuộc vào tình hình dịch Covid)
Lễ trao giải sẽ được diễn ra tại Hà Nội. Các tác giả ngoại tỉnh đoạt giải sẽ được Ban tổ chức mời tham dự Lễ trao giải và hỗ trợ kinh phí ăn ở, đi lại.
6. Cơ cấu giải thưởng
Một tác phẩm có thể đạt 2 giải, gồm giải Bình chọn từ cộng đồng mạng và và giải thưởng từ hội đồng chuyên môn do Ban giám khảo chấm.
Tổng giá trị Giải thưởng lên đến: 27.000.000 VNĐ, bao gồm các giải sau:
● 1 giải nhất: 1 chiếc máy tính Acer trị giá 10.000.000 VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải.
● 1 giải nhì: 1 tai nghe Airpods 2 trị giá 5.000.000 VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải.
● 2 giải ba: Mỗi giải là 1 chiếc Masstel Tab 8 Pro trị giá 2.000.000VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải.
● 5 giải khuyến khích: Mỗi giải là 1 sạc dự phòng Anker A1281 trị giá 1.000.000VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải.
● 1 giải tương tác: 1 điện thoại Samsung Galaxy A11 trị giá 3.000.000 VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải.
Trong trường hợp nhóm tham gia và đạt giải, BTC sẽ chủ động liên hệ với nhóm để trao đổi về phần quà. Quà dành cho nhóm có thể là các hiện vật trên, hoặc thẻ mua hàng VinID có giá trị tương ứng.
7. Hội đồng chuyên môn.
Hội đồng chuyên môn gồm 4 người:
● Chuyên gia giới đến từ UNFPA.
● Chuyên gia giới đến từ CSAGA.
● Chuyên gia nghệ thuật
● Nghệ sĩ thị giác – Nguyễn Thế Sơn
● Đạo diễn, nhà báo – Mai Đình Khôi
8. Tiêu chí chấm giải
8.1 Tiêu chí giải thưởng từ Hội đồng chuyên môn:
● Tiêu chí về nội dung:
o Đúng chủ đề của cuộc thi;
o Nội dung sáng tạo, ngắn gọn, dễ hiểu và gắn liền với các tình huống Ban tổ chức đã đưa ra;
o Giải pháp mà tác phẩm đưa ra có thể ứng dụng trong thực tế để ngăn chặn hành vi bạo lực, đảm bảo an toàn cho người bị bạo lực và phù hợp với mong đợi của người bị bạo lực;
o Không có yếu tố phân biệt trên cơ sở giới nào và đảm bảo các yếu tố văn hóa trong nội dung, đồ họa, hình ảnh, v.v…;
o Các nhân vật xuất hiện trong clip/ tranh minh họa phải được sự đồng ý của họ; o Không sử dụng nhân vật trẻ em, hình ảnh trẻ em trong tác phẩm;
o Tác phẩm tham dự yêu cầu chưa tham gia dự thi hoặc đã đạt giải bất kỳ cuộc thi nào.
● Tiêu chí về kỹ thuật:
o Với video clip/phim ngắn: Thời lượng không quá 1 phút;
o Với tranh minh họa: Khổ tự do, độ phân giải tối thiểu 300 dpi để phục vụ in ấn và truyền thông, định dạng jpg.
o Sản phẩm phải do thí sinh tự xây dựng, không sao chép từ bất cứ nguồn nào mà chưa được sự cho phép về mặt sở hữu trí tuệ về hình ảnh, âm thanh, lời thoại…;
8.2 Tiêu chí chấm giải Bình chọn từ cộng đồng mạng:
● Đáp ứng các tiêu chí ở điểm 8.1 trong thể lệ này.
● Để tính điểm hạng mục Giải có nhiều lượt tương tác nhất, Ban tổ chức sẽ tính điểm các bài tham dự Cuộc thi theo công thức sau:
✔ 1 share tính 2 điểm
✔ 1 comment tính 1,5
✔ 1 like tính 1 điểm
● Tất cả các lượt like, share, comment dùng các thủ thuật không hợp lệ như mua, hack, seeding, account clone,… sẽ không được ghi nhận.
● Mỗi tài khoản chỉ được tính 1 like, 1 comment, 1 share. Khi share tác phẩm dự thi phải để ở chế độ Công khai.
9. Một số yêu cầu khác
● Ban tổ chức sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý nếu phát sinh bất cứ vấn đề nào liên quan đến bản quyền của các yếu tố được sử dụng trong tác phẩm dự thi.
● Ban tổ chức có toàn quyền sử dụng tác phẩm, hình ảnh của thí sinh cho mục đích truyền thông.
● Thí sinh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp cho Ban tổ chức.
● Trong trường hợp tác phẩm dự thi đạt giải được tạo ra bởi nhóm, Ban Tổ chức sẽ tiến hành trao giải thưởng đó cho trưởng nhóm hoặc đại diện nhóm.
● Trong trường hợp tác phẩm đạt giải bị phát hiện vi phạm thể lệ cuộc thi, bản quyền tác phẩm, Ban Tổ chức sẽ hủy bỏ kết quả, thu hồi giải thưởng.
Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á thông báo danh sách dự kiến nhận học bổng Khuyến khích học tập học kỳ 3 năm học 2019 – 2020
Căn cứ thông báo ngày 09/3/2021 của Quỹ học bổng TFCF về việc xét, cấp học bổng TFCF học kỳ 1 năm học 2020 – 2021; Căn cứ kết quả xét học bổng, Văn phòng khoa thông báo kết quả
Theo Kế hoạch số 1893/KH-ĐHM ngày 28/8/2023 của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành kế…
Văn phòng Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á thông báo sinh viên nhận bằng tốt nghiệp đợt xét tốt nghiệp Tháng 12/2023